BỘ NỘI VỤ-4

Địa phương: Đồng Tháp

Vị trí: Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cách TP.HCM 165 km về hướng Tây Nam, có 48 km đường biên giới với Campuchia qua 02 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Ba. Thủ phủ là TP. Cao Lãnh.

Diện tích: 3,374 km2

Area: 3,374 km2

Dân số (2022): 1.667.100 người Lao động đang làm việc là 01 triệu người.

GRDP (2022) đạt 9,11%

GRDP đầu người (2022): 62,1 triệu đồng (tương đương 2.675 USD)

Đường bộ: Quốc lộ QL-30, QL-50 và QL-80, QL-N2 nối Đồng Tháp với các tỉnh ĐBSCL và Campuchia. Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh đóng vai trò quan trọng.

Đường thủy: Hệ thống sông, rạch dài hơn 2,838 km rất thuận tiện để vận chuyển nông sản và thuỷ sản.

Cảng: Cảng Trần Quốc Toản (3,000 ~ 5,000 DWT), cảng biển Sa Đéc (5,000 DWT), cảng sông Sa Đéc (500 DWT), cảng Bảo Mai (3,000 DWT) và Cảng IDI (5,000 DWT).

Khu công nghiệp: 3/4 Khu công nghiệp đang hoạt động (Sa Đéc, Sông Hậu và Trần Quốc Toản) cơ bản đã lắp đầy với tổng diện tích hơn 251.56 ha. KCN Tân Kiều (148.71 ha) bắt đầu hoạt động từ năm 2021.

Tình hình đầu tư: năm 2022, Đồng Tháp đã chấp thuận chủ trương đầu tư 22 dự án, với tổng vốn đăng ký 4.079 tỷ đồng, tăng 37,5% số dự án và tăng 95,2% về vốn so với năm 2021

Nhà đầu tư FDI tiêu biểu: Mavin (Australia); Wilmar Agro Việt Nam, Cargill (USA); Wenzou Hendy Mechanism and Plastic, Cty TNHH Liên doanh Nghị Phong.

Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: Đồng Tháp tập trung XTĐT lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Du lịch, logistics; Phát triển đô thị, thương mại – du lịch.

Lợi thế:

Đồng Tháp nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực và thuỷ sản của cả nước, với nhánh Sông Tiền và Sông Hậu quanh năm bồi đắp phù sa, nguồn nước không bị nhiễm mặn.

Đặc sản của Đồng Tháp: Nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng tôm Sa Giang; Bì mắm Đông Nguyên, Nem chua Hoàng Khánh, Khô cá Lóc Tứ Quý; Nước mắm cá Linh dì Mười; Xoài sấy dẻo Việt Đức, bột sữa hạt sen, trà lá sen, trà bồ công anh; Xoài Cao Lãnh, Quýt đường Tân Thanh.

– Trồng trọt: Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về diện tích và sản lượng lúa gạo, không những vậy, tỉnh này đã tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, lúa sạch theo hướng hữu cơ để phục phục thị trường xuất khẩu, 3.33 triệu tấn/năm (545,987 ha), năng lực chế biến trên 3 triệu tấn gạo/năm, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 112 triệu USD. Trái cây là một trong những ngành chủ lực của tỉnh, diện tích trồng 290,220 ha, tổng sản lượng đạt 372,970 tấn/năm. Xoài là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, diện tích 6,300 ha, giá trị sản xuất 80.8 triệu USD.

Thủy sản: Đồng Tháp là địa phương lớn nhất cả nước về sản lượng nuôi trồng cá tra. Tỉnh có 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với hơn 932 ha, trong đó có hơn 827 ha diện tích nuôi cá tra đã được chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn: ASC, GlobalGAP, BAP, VietGAP. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 7,940 ha, sản lượng 608,785 tấn/năm, giá trị sản xuất 521.23 triệu USD/năm.

– Du lịch: Hệ sinh thái ngập nước ban tặng cho Đồng Tháp nhiều điểm du lịch sinh thái quý giá: vườn quốc gia Tràm Chim (nổi tiếng với Sếu đầu đỏ), khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (2,000 ha rừng tràm), di chỉ văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam cách đây khoảng 1,500 năm, làng hoa Sa Đéc. Năm 2019, tỉnh thu hút 3.9 triệu lượt khách, trong đó có 95,000 lượt khách quốc tế. Đồng Tháp có 94 cơ sở lưu trú với 1,800 phòng, trong đó có 44 cơ sở lưu trú được xếp hạng 1 ~ 3 sao, với 1,199 phòng.

Nguồn tham khảo: Đồng Tháp Protal

TIN LIÊN QUAN