BỘ NỘI VỤ-4

Địa phương: Hải Dương

Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, giáp 6 tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Thái Bình

Diện tích: 1668,39

Dân số: 1.916.700

Địa hình: Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Đơn vị hành chính: Hải Dương có 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện

Tài nguyên thiên nhiên: Tỉnh có thổ nhưỡng đa dạng, phong phú, thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Khoáng sản không đa dạng về chủng loại nhưng số lượng lớn, chất lượng tốt phục vụ tốt cho công nghiệp địa phương, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi xi măng huyện Kinh Môn, cao lanh huyện Kinh Môn, Chí Linh, bô xít huyện Kinh Môn, v.v

Tài nguyên du lịch: Hải Dương là một trong những quê hương của văn hóa Việt Nam với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa như Côn Sơn – Kiếp Bạc, tượng đài Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, v.v.

Tài nguyên con người: Năm 2020, tỉnh Hải Dương có 1.916.700 người với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khoảng hơn 68% và tỷ lệ qua đào tạo nghề có chứng chỉ đạt 24%

Giao thông: Hải Dương nằm trên trục giao thông chính của Vùng trong điểm kinh tế Bắc Bộ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Hạ Long, quốc lộ 18 và quốc lộ 5 chạy ngang qua tỉnh.
Ngoài ra, quốc lộ 37 và quốc lộ 38 qua tỉnh Hải Dương cũng là tuyến giao thông chính kết nối khu vực miền núi trung du phía bắc với khu vực ven biển Bắc Bộ.

Cơ cấu kinh tế:

+ Nông – Lâm – Thủy sản: 8,8%
+ Công nghiệp – Xây dựng: 59,7%
+ Dịch vụ: 31,5%

Tốc độ tăng trưởng:

– Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá SS 2010): 2,1% (’20)
– Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 3.020 USD (’20)

Thu hút đầu tư: Tính đến năm 2020, tỉnh có 474 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 8,7 tỷ USD.

Ưu đãi về thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm: Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; khu kinh tế được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các
lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; bảo vệ môi trường; sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;….
+ Thuế suất ưu đãi 17% trong thời hạn 10 năm: Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;… (trừ khu công nghiệp nằm trong địa bàn thuận lợi)
– Ưu đãi về tiền thuê đất:
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản (tối đa không quá 3 năm) kể từ khi có quyết định thuê đất.
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời hạn được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian xây dựng cơ bản từ 03, 07, 11 đến 15 năm cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định nhập khẩu cho một số dự án nhất định.
+ Miễn thuế nhập khẩu 5 năm đối với hàng hóa không thể sản xuất tại địa phương, được nhập khẩu cho 1 dự án sản xuất trong các lĩnh vực được khuyến khích và các khu vực kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

 

 

 

TIN LIÊN QUAN