BỘ NỘI VỤ-4

Địa phương: Bà Rịa Vũng Tàu

Vị trí địa lý: BR-VT có diện tích tự nhiên 1.989 km2, là cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với TP.HCM và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.

– Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

+ Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

+ Phía tây giáp 

Tài nguyên thiên nhiên:

Bà Rịa Vũng Tàu được đánh giá là một trong những khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Đó cũng chính là thế mạnh kinh tế của tỉn Bà Rịa Vũng Tàu. Với điều kiện tự nhiên cùng với tài nguyên thiên nhiên đã giúp cho nơi đây ngày càng phát triển về tình hình kinh tế và xã hội. Điền hình như:

+ Tài nguyên đất: Mặc dù tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không có nguồn diện tích đất lớn nhưng lại có quỹ đất vô cùng đa dạng và thuộc vào loại bậc nhất của vùng Đông Nam Bộ và khu vực cả nước, điều này đã tạo ra cho tỉnh một loại hình sử dụng đất vô cùng phong phú. Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, trừ một số nhóm đất thuộc khu vực vùng núi cao.Trong đó đất bazan được xếp vào loại tốt nhất trong các loại đất đồi núi của nước ta và đất phù sa là loại đất tốt nhất đồng bằng. Bên cạnh đó tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng gặp phải một số tình trạng đất có vấn đề như đất phèn, đất mặn, đất xám, đất cát chiếm 39,60%. Đánh giá về chất lượng đất của tỉnh cho thấy nhìn chung đất có độ phì nhiêu tương đối cao chẳng hạn như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâuthẩm trên đất bazan, đất đen và các đất phù sa, đất xám.

+ Tài nguyên nước: Nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được cung cấp chủ yếu do 3 con sông chính cung cấp đó là sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray. Đối với sông Thị Vải thì nguồn nước bị nhiễm mặn nên không được sử dụng cho sản xuất.Tuy nhiên lòng sông rộng với độ sâu lớn nên nó mang đến ý nghĩa lớn cho việc phát triển hệ thống giao thông đường thủy và vận tải biển. Sông Dinh và sông Ray chính là con sông cung cấp nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh.

+ Tài nguyên rừng: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có diện tích rừng không lớn và có diện tích đất có khả năng trồng

Tài nguyên du lịch: Bình Định có nhiều điểm du lịch đẹp như: các bãi biển ở TP.Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, huyện Long Điền và huyện Xuyên Mộc; Suối nước nóng Bình Châu; Hồ Tràm; Hồ Cốc; Khu du lịch Hồ Mây và các bãi biển và khu di tích – lịch sử ở huyện Côn Đảo;… Tài nguyên con người: Số lao động được tạo việc làm trong năm 2022 tăng thêm là 10.500 người.

Cảng: Cụm cảng nước sâu quốc tế Cái Mép – Thị Vải, cảng lớn nhất miền Nam với độ sâu 14~16m. Theo quy hoạch, Bà Rịa – Vũng Tàu có 69 dự án cảng biển. Hiện có 47 dự án cảng đang hoạt động với công suất thiết kế 137,4 triệu tấn/năm, trong đó có 7 dự án cảng container lớn với công suất 6,8 triệu TEU/năm. Sân bay: Sân bay nội địa Côn Đảo.

Các khu công nghiệp: tổng cộng 15 khu công nghiệp (8.738,24 ha). Hiện có 14 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 6 khu công nghiệp đã lấp đầy. Diện tích đất công nghiệp còn lại cho thuê là 2.543,98 ha (cập nhật tháng 5/2020). Giá thuê hạ tầng (tham khảo): 60 ~ 150 USD/m2/kỳ.

FDI: Tính đến tháng 11/2020, Bà Rịa – Vũng Tàu có 495 dự án FDI còn hiệu lực (32,71 tỷ USD), đứng thứ 4/63 tỉnh về thu hút vốn FDI cả nước.

Các nhà đầu tư FDI tiêu biểu: Posco, Lock&Lock, Hyosung, CJ, CS Wind, Vina Halla (Hàn Quốc); VinaKyoei, Nippon, Marubeni, Sojitz, Nitori (Nhật Bản); Bunge (Đức); Interflour (Úc); Thép Trung Quốc, Formosa (Đài Loan); The Grand Hồ Tràm Strip (Mỹ).

Lĩnh vực đầu tư hấp dẫn: Bà Rịa – Vũng Tàu xác định phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, dịch vụ du lịch và nông nghiệp công nghệ cao là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên thu hút đầu tư.

Lợi thế so sánh (2019):

Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển như khai thác dầu khí, hoạt động logistics và cảng biển, du lịch, khai thác, chế biến hải sản. Với hạ tầng giao thông thuận tiện, cách TP.HCM không xa, Vũng Tàu là điểm đến cuối tuần hấp dẫn của nhiều du khách TP.HCM và các tỉnh lân cận. Có điều kiện sống tốt, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển, nhiều chuyên gia nước ngoài đã đến sinh sống, làm việc và đầu tư tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Đặc sản: Bánh xèo Vũng Tàu, bánh bông lan trứng muối Côn Đảo, bún gạo Bà Rịa, rượu gạo Hòa Long, hải sản.

– Du lịch: Bốn khu vực phát triển du lịch là thành phố Vũng Tàu, rừng quốc gia Côn Đảo, bãi biển Long Hải và núi Minh Đạm, rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu và suối khoáng nóng Bình Châu. Cơ sở hạ tầng khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng vô cùng phát triển với nhiều dự án lớn tọa lạc tại huyện Xuyên Mộc, Long Hải như The Grand Hồ Tràm Strip, Lagoona Bình Châu, NovaWorld Hồ Tràm. Năm 2019, lượng khách du lịch được các cơ sở lưu trú phục vụ là 6,6 triệu lượt, lượng khách du lịch đi theo dịch vụ du lịch là hơn 145.000 lượt; tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 550,6 triệu USD.

– Thủy sản: Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản là 17.380 tấn/năm, trong đó cá là 9.542 tấn/năm và tôm là 6.882 tấn/năm.

– Năng lượng: Bà Rịa – Vũng Tàu có mỏ khí tự nhiên lớn nhất cả nước, cụm nhà máy điện khí tự nhiên 4.100 MW và 02 dự án điện gió với tổng công suất 603 MW.

 

TIN LIÊN QUAN