BỘ NỘI VỤ-4

Địa phương: Bình Phước

Vị trí: Bình Phước là tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp của Tây Nguyên với khu vưc Đông Nam Bộ, cách TP.HCM 110 km về hướng Tây Bắc, tiếp giáp với Campuchia với 240 km đường biên giới và cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Thủ phủ là TP.Đồng Xoài.

Diện tích: 6,871.54 km2. Đất alkaline, alluvial, đất đỏ bazan phù hợp trồng cây công nghiệp và nông nghiệp (cao su, điều, tiêu).

Dân số1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước)

GRDP: Tính chung cả năm 2022, Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2022 (theo giá so sánh 2010) đạt 49.638,96 tỷ đồng, tăng 8,42% so với năm 2021 trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 14.793,82 tỷ đồng, tăng 3,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng 16.109,98 tỷ đồng, tăng 14,46%; khu vực dịch vụ 16.740,26 tỷ đồng, tăng 8,62%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.994,90 tỷ đồng, tăng 1,67%.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Phước ước đạt 7,27%. Đây là mức tăng cao nhất so với vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 14 so với cả nước.

GRDP bình quân đầu người năm 2022 là 84,0 triệu đồng, tăng 13,0% so với năm 2021.

Đường bộ: Quốc lộ QL-13 và QL-14 kết nối Bình Phước với TP.HCM, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đường sắt (dự kiến): Đường sắt Xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, nối với tuyến đường sắt đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ. Tuyến đường sắt Bình Phước – Bà Rịa Vũng Tàu dài 170 km, có thể nối thêm 80 km từ Bình Phước lên Đăk Nông.

Khu công nghiệp: Tổng 14 KCN với diện tích 7,129.73 ha. Giá thuê hạ tầng tham khảo: 60 ~ 90 USD/m2/term.

Tình hình đầu tư: Trong 10 tháng năm 2023, tỉnh Bình Phước đã thu hút được 41 dự án FDI với tổng số vốn là 708 triệu USD, lần đầu tiên lọt vào top 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước.

Các nhà đầu tư FDI tiêu biểu: C.P (Thái Lan), Far Eastern Investment (Taiwan), Color & Touch (Korea).

Lĩnh vực thu hút đầu tư: Bình Phước tập trung thu hút đầu tư ngành Công nghiệp sản xuất; Nông nghiệp, chế biến thực phẩm; Du lịch; Y tế; Giáo dục; Thương mại; Xử lý chất thải.

Lợi thế so sánh (2019):

Hệ thống đường bộ tại Bình Phước kết nối với Quốc lộ 7 của Campuchia, và dễ dàng kết nối với Lào và Thái Lan, Bình Phước có điều kiện thuận tiện để phát triển thương mại biên giới.

– Đặc sản của Bình Phước: điều, tiêu, cà phê, cao su, quýt Tân Thành, sầu riêng Ba Đảo, mít nghệ Lộc Ninh, bơ Mã Dưỡng, nhãn Thanh Lương,

– Trồng trọt: Bình Phước là địa bàn lớn nhất cả nước về cao su (241,014 ha; sản lượng 365,696 tấn/năm), là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất công nghiệp có giá trị cao như lốp xe, nệm, cao su kỹ thuật. Các cây chủ lực khác gồm: Điều (137,368 ha; sản lượng 140,688 tấn), hồ tiêu (17,198 ha; sản lượng 30,076 tấn), cà phê (15,031 ha; sản lượng 31,828 tấn), khoai mì (369,518 tấn), mía (212,928 tấn), sầu riêng (7,340 tấn), chuối (6,855 tấn).

– Chăn nuôi – Thủy sản: Năm 2022 toàn tỉnh hiện có 192 Hợp tác xã và 01 liên hiệp HTX nông, lâm nghiệp đang còn hoạt động trên địa bàn (có 13 HTX được thành lập mới). Có 86 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 496 trang trại (trong đó: có 302 trang trại trồng trọt và 193 trang trại chăn nuôi). Diện tích nuôi trồng thủy sản với 1.300 ha, tháng 12 toàn tỉnh ước thu hoạch được 290 tấn, giảm 7,64% (-24 tấn) so với cùng kỳ, lũy kế sản lượng thủy sản thu được ước đạt 3.224 tấn, giảm 1,32% (-53 tấn), trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng thu được 41 tấn, tăng 34,78% (+11 tấn); lũy kế sản lượng ước đạt 335 tấn (-20 tấn). Sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng thu được 249 tấn, giảm 12,24% (-35 tấn); lũy kế sản lượng ước đạt 2.889 tấn, giảm 1,16% (-34 tấn)

– Du lịch: Bình Phước có nhiều cảnh quan thiên nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên rất phù hợp để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, về nguồn.

Lâm nghiệp: Tỉnh Bình Phước hiện có 170.855 ha đất lâm nghiệp, chiếm 27,72% đất sản xuất nông nghiệp, chia ra: Đất rừng sản xuất có 96.447 ha, chiếm 56,45% trên tổng diện tích đất lâm nghiệp, tương ứng; đất rừng phòng hộ có 43.285 ha, chiếm 25,33% và rừng đặc dụng có 31.123 ha, chiếm 18,22%; Diện tích đất có rừng là 156.662,6 ha (rừng tự nhiên: 55.846,5 ha; rừng trồng thành rừng: 100.816,1 ha); Độ che phủ của rừng (rừng trồng, rừng tự nhiên): 22,79%; Độ che phủ của cây lâu năm: 52,68% (cao su: 32,79%; Điều: 19,89%).

– Năng lượng tái tạo: Bình Phước có 39 dự án điện mặt trời với tổng công suất 3,506 MWp.

 

TIN LIÊN QUAN